Bảo dưỡng ô tô định kỳ rất quan trọng vì nó quyết định đến độ bền của xe ô tô cũng như sự an toàn khi bạn cầm lái. Xe ô tô vận hành được là nhờ vào sự tổng hòa lưu thông giữa các phụ tùng lắp ráp lại. Và qua một thời gian sử dụng thì không ít bộ phận sẽ bị mòn, đứt, hư hỏng, làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn. Bài viết này sẽ chỉ ra những phụ tùng ô tô dễ bị hư hỏng bạn cần biết để đảm bảo cho xe lưu thông hiệu quả trên đường. Theo dõi bài viết Phụ kiện ô tô tại Cần Thơ - Ô Tô Minh Khai để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, dây cua-roa nhận lực truyền từ pu-li trục cơ của động cơ, làm nhiệm vụ dẫn động hàng loạt bộ phận khác như máy phát, lốc điều hòa hay bơm trợ lực lái. Trên các mẫu xe sang hay xe thể thao có hệ thống treo điều chỉnh độ cao chủ động, dây cua-roa còn dẫn động hệ thống bơm nâng gầm.
Bạn có thể nhận biết sự xuống cấp của dây cua-roa bằng mắt thường khi phát hiện ra các vết nứt vỡ. Dây cua-roa bị thoái hóa chai cứng thường phát ra tiếng kêu rít, đặc biệt là khi mới nổ máy. Theo chia sẻ của các chuyên gia dây cua-roa cần được thay thế định kỳ sau khoảng 80.000 – 100.000km.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, tuổi thọ bình ắc quy rơi vào khoảng 3 – 4 năm hoặc hơn tùy thuộc vào điều kiện sử dụng và bảo dưỡng. Dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, quá trình chuyển hóa và sản sinh năng lượng bên trong ắc-quy sẽ diễn ra nhanh hơn, điều này vô hỉnh chung làm giảm tuổi thọ của ắc quy. Ngược lại, trong điều kiện thời tiết lạnh, quá trình chuyển hóa diễn ra chậm hơn, nhưng lại làm cho ắc quy sống lâu hơn. Không chỉ vậy, việc lắp thêm quá nhiều thiết bị điện tử hoặc xe thường xuyên di chuyển cự ly ngắn, khiến phải khởi động và tắt máy liên tục cũng ảnh hưởng tuổi thọ ắc quy.
Những dấu hiệu thường thấy khi ắc-quy yếu là điện áp bị sụt, các đèn báo và bảng đồng hồ sẽ tối khi bật chìa khóa và khởi động.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, có một số vòng bi phải chịu áp lực rất lớn trong quá trình vận hành xe. Đó là vòng bi của cơ cấu tăng dây cua-roa, vòng bi bộ phận tỳ dây cua-roa, vòng bi đai cam, vòng bi máy phát, vòng bi lốc điều hòa và bi ổ trục bánh xe.
Nhưng cũng có không ít trường hợp vòng bi bị hỏng rất sớm mà nguyên nhân có thể là do hở phớt chắn mỡ, làm cho mỡ bôi trơn bị hao hụt hoặc bị nước ngấm vào trong. Việc rửa động cơ bằng nước tùy tiện và không đúng quy trình là nguyên nhân khiến nước chui vào bên trong, làm chết vòng bi.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, động cơ ô tô không gắn cố định trên bộ khung xe, mà được gối lên các chân cao su nên có độ dao động tương đối. Do đó, đường ống dẫn nhiên liệu từ bình chứa vào đến họng phun được phân chia thành nhiều đoạn với chất liệu khác nhau. Trong khi phần chạy dọc gầm xe được làm bằng kim loại thì đoạn nằm trong khoang máy lại làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp và đây chính là đoạn nhạy cảm.
Trong quá trình sử dụng, đoạn ống dẫn bằng nhựa có thể bị chuột cắn, các điểm nối có thể bị co ngót và hở, gây rò rỉ, thậm chí là hở lớn.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ rô-tuyn được bôi trơn bằng mỡ với một vỏ cao su bao bọc kín bên ngoài. Với điều kiện đường sá Việt Nam, mức độ cử động của các khớp thường rất lớn, khiến các bọc cao su bảo vệ mỡ rất nhanh bị rách, khiến nước và bụi bẩn bám vào, làm rô-tuyn bị rơ rất nhanh. Rô-tuyn bị rơ sẽ phát ra tiếng kêu lục cục khi xe di chuyển trên đường xấu và mấp mô, thậm chí gây rung động và hỏng các chi tiết khác.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, nhiên liệu trước khi được bơm vào buồng đốt của động cơ xe sẽ phải qua bộ lọc. Các cặn bẩn rất nhỏ vẫn có thể lọt qua lưới lọc, bám trên bề mặt của hệ thống cung cấp nhiên liệu, trong đó có vòi phun.
Vòi phun là chi tiết được chế tạo với độ chính xác rất cao, bao gồm các lỗ nhỏ li ti để nhiên liệu được phun ra dạng bụi như sương mù và dễ cháy. Cặn bẩn bám ở vòi phun lâu ngày sẽ làm giảm tiết diện của vòi phun, hoặc làm tắc một trong số các lỗ phun, gây hiện tượng nghèo xăng.
Bảo dưỡng ô tô định kỳ, mỗi hãng ô tô sẽ có yêu cầu bảo dưỡng định kỳ theo thời gian hoặc số km khác nhau, do đó bạn cần tham khảo thêm từ sách hướng dẫn sử dụng để đảm bảo việc đi bảo dưỡng xe hợp lý và đúng thời điểm.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ lần đầu sau 5000 km đầu tiên, bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng để kiểm tra các chi tiết như dầu máy, lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa, mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính… để vệ sinh hoặc thay thế mới nếu cần thiết.
Bạn nên thay dầu máy vì sau 5000 km xe vận hành, dầu máy đã có thể lẫn những vụn kim loại, đây là nguyên nhân gây hại đến xe khi di chuyển cũng như giảm tuổi thọ máy dầu của xe.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ lần thứ 2 bạn nên nên thay luôn lọc dầu đồng thời đảo lốp nếu cần thiết. Sau đó cứ mỗi 10.000 đảo lốp 1 lần.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ sau 30.000 km, bạn cần thay lọc gió động cơ và máy điều hòa, bởi vì với số km này, chúng đã bị đóng bẩn và nghẹt khá nặng. Lọc gió động cơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của buồng đốt và lọc giá máy điều hòa ảnh hưởng đến sức khỏe của tài xế và hành khách khi ngồi trên xe.
Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ sau 40.000 km, bạn nên nhờ thợ xe tại các trung tâm bảo dưỡng kiểm tra và thay bộ phận lọc nhiên liệu, dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dầu phanh, dầu ly hợp và dung dịch làm mát cho xe.
Thực tế việc thay dầu vi sai rất quan trọng, cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo hộp số, bộ vi sai được bôi trơn, hoạt động êm ái và giúp hệ thống truyền động của xe luôn vận hành được tốt nhất.
Dầu phanh và dầu ly hợp theo thời gian dài sẽ bị lẫn hơi ẩm, gây mòn và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh và ly hợp xe ô tô.
Hiện tượng chai, nứt rất thường gặp ở dây curoa sau khi xe ô tô vận hành được khoảng 40.000 km, điều này sẽ giảm khả năng ma sát, ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ.
Cần chú ý mốc sau 100.000 km là thời gian xem xét việc thay thế bộ phận bugi, má phanh, nước làm mát xe… Trong đó, nước làm mát xe theo thời gian dài sẽ bị biến dạng, có nhiều chất đóng cặn gây ảnh hưởng đến hệ thống động cơ của xe ô tô, vì thế cần thay mới hoàn toàn.
Dù cho xe ô tô mới hay xe cũ đều cần kiểm tra định kỳ các bộ phận như đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng.
Nguồn bài viết: Sưu tầm