Với thực trạng giao thông phức tạp như nước ta hiện nay thì những bạn lái xe ô tô sẽ khó tránh khỏi sự va quẹt. Từ đó gây ra những vết xước trên xế hộp thân yêu của mình và mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Đừng lo lắng, với sự phát triển của các dịch vụ ô tô chuyên nghiệp sẽ giúp xóa những vết trầy xước hiệu quả thông qua kỹ thuật sơn dặm. Những lưu ý, kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô nhất định phải biết? Hãy cùng Thiết bị ô tô Cần Thơ - Ô Tô Minh Khai chúng tôi giải đáp các thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô cho sơn xe ô tô có 3 lớp chính: lớp sơn phủ bóng ở trên, lớp sơn màu ở giữa và lớp sơn lót ở dưới cùng. Ngoài ra còn có lớp sơn chống gỉ. Nếu sơn xe bị các khuyết tật, tổn hại nhỏ, chỉ nằm ở lớp sơn bóng bên trên thì có thể khắc phục bằng cách hiệu chỉnh, đánh bóng xe ô tô.
Tuy nhiên với những khuyết tật, trầy xước nặng ở diện rộng, xâm phạm đến lớp sơn chính, thậm chí là lớp sơn lót, sơn chống gỉ và vỏ xe thì cần phải sơn lại. Sơn xe ô tô sẽ giúp xử lý những vết trầy xước, trả lại diện mạo mới đẹp cho sơn xe. Tuỳ vào tình trạng nặng nhẹ, kích thước, diện tích của vùng xước mà sẽ sơn dặm nhỏ hay sơn cả một vùng.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô, không gì là tồn tại mãi mãi, nhất là sơn xe ô tô khi ngày ngày phải chịu nắng mưa, tiếp xúc khói bụi ô nhiễm, chất bẩn… Thời gian hoàng kim của sơn xe ô tô thường tầm 5 năm. Kể từ sau 5 năm, sơn xe sẽ bắt đầu có các dấu hiệu xuống cấp như bạc màu. Sau 10 năm, sơn xe thường nứt nẻ, bong tróc. Tuy nhiên, tuổi thọ sơn xe ô tô cũng còn tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng, thói quen sử dụng của mỗi người.
Để khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ, bong tróc… không còn cách nào khác ngoài sơn lại xe. Với trường hợp này thông thường người ta sẽ chọn sơn mới lại toàn bộ xe ô tô.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô không ít trường hợp sau một thời gian sử dụng, chủ xe muốn đổi lại màu sơn ô tô của mình. Có rất nhiều nguyên nhân như muốn thay đổi màu để xe mới mẻ hơn; muốn chọn một màu sơn độc đáo, khác biệt với các màu cơ bản nhà sản xuất cung cấp; muốn đổi màu sơn để hợp mệnh, hợp phong thuỷ…
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô có 2 kiểu sơn xe ô tô: sơn dặm và sơn lại toàn bộ xe.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô - Sơn dặm ô tô (hay còn gọi sơn vá) là sơn một khu vực, một bộ phận, một vị trí cụ thể nào đó trên xe ô tô, không phải sơn toàn bộ xe. Kỹ thuật này thường dùng để khắc phục các vết trầy xước nhỏ, nhẹ hay các vết trầy xước chỉ tập trung trong một khu vực, một bộ phận trên xe.
Ưu điểm của sơn dặm là chi phí rẻ hơn nhiều so với sơn lại toàn bộ xe. Thời gian sơn cũng ít hơn, chỉ tầm 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên sơn dặm xe hơi lại đòi hỏi độ khó rất cao ở công đoạn pha màu và phun sơn. Bởi pha màu và phun sơn làm sao để vùng sơn mới tương đồng, hài hoà nhất với lớp sơn cũ xung quanh không phải là việc dễ dàng. Công đoạn này đòi hỏi thợ không chỉ thành thạo mà phải phải có kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm.
Trong các kiểu sơn dặm, sơn dặm xử lý các vết xước nhỏ trên toàn bộ thân xe là khó nhất. Bởi dù vết xước nhỏ nhưng lại trải đều nên nếu pha màu và phun sơn không đúng kỹ thuật sẽ khiến sơn xe không đều màu, bị lốm đốm.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô - Sơn toàn bộ ô tô là mài bốc toàn bộ lớp sơn cũ sau đó sơn chống gỉ và sơn mới lại bằng 4 lớp chuẩn: sơn chống gỉ, sơn lót, sơn chính và sơn bóng. Có hai cách sơn toàn bộ ô tô là sơn ngoài và sơn toàn diện khung.
Sơn ngoài là chỉ sơn phần vỏ ngoài xe, những vị trí có thể thấy được. Còn sơn toàn diện là cách sơn giống như nhà sản xuất làm, sơn toàn bộ khung xe và vỏ xe cả phần thấy được và phần khuất bên trong.
Để khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ, bong tróc… không còn cách nào khác ngoài sơn lại xe. Với trường hợp này thông thường người ta sẽ chọn sơn mới lại toàn bộ xe ô tô.
Người ta thường chọn cách sơn lại toàn bộ xe ô tô khi xe bị trầy xước ở thể nặng và phân bố nhiều vị trí, sơn xe nhiều năm bị bạc màu, bong tróc hay khi muốn đổi màu sơn xe.
Giá sơn lại toàn bộ xe ô tô khá cao. Thời gian thực hiện cũng lâu, có thể kéo dài từ 5 – 15 ngày.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô, điều này phụ thuộc vào lựa chọn của chủ xe. Nếu như bạn có ý định sơn nhằm khắc phục những vết xước hay các vùng loang lổ thì đương nhiên bạn phải chọn màu sơn nguyên bản của xe. Thế nhưng, nếu bạn muốn sơn lại toàn bộ chiếc xe thì bạn có thể lựa chọn màu sơn mà bạn yêu thích.
Hiện nay, cũng đang có những dịch vụ sơn đổi màu ô tô toàn diện, thay đổi màu sơn của xe bạn theo sở thích và hỗ trợ đăng kiểm cho bạn một cách dễ dàng. Vì vậy mà nếu bạn đang có ý định đó, thì cũng không cần phải lo lắng về các thủ tục tiếp theo.
Kinh nghiệm sơn dặm sơn lại xe ô tô đây sẽ là vấn đề mà các kỹ thuật viên phải lưu ý khi sơn ô tô, tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu về chúng. Để có thể pha sơn đúng với tỷ lệ gần như tuyệt đối, bạn cần phải dựa trên code màu sơn của nhà sản xuất.
Một số nhà sản xuất xe thường gắn một miếng mã code dưới nắp capo hoặc kính chắn gió. Trong trường hợp không thể xác định được code màu sơn, hãy pha thử rồi phun lên tấm panel để so sánh với màu sơn gốc trước khi đưa ra quyết định có nên sơn tiếp hay không.
Tùy vào nhu cầu sơn vá hay sơn toàn bộ của chủ xe mà các bước sơn xe sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại các bước sơn xe ô tô sẽ bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng và đưa ra phương pháp sơn xe ô tô
Đây là bước quan trọng nhất khi sơn lại xe ô tô. Ở công đoạn này, thợ sơn sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xe, sau đó xác định những vị trí xe bị hư hại, bong tróc, bóp méo, trầy xước và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất có thể là sơn vá hoặc sơn toàn bộ xe.
Bước 2: Mài sơn cũ, loại bỏ gỉ sét, làm đồng sơn xe ô tô (nếu cần)
Sau khi đã xác định, đánh giá tình trạng xe thợ sơn sẽ tiến hành loại bỏ lớp sơn cũ, khắc phục các vết trầy xước, rỉ sét trên xe. Ở bước này, thợ sơn sẽ dụng loại máy thông dụng để tạo độ mịn cho vỏ xe.
Đặc biệt, đối với những vị trí vỏ xe bị tai nạn nghiêm trọng, bị bóp méo, mất đi form ban đầu thì thợ sơn sẽ thực hiện các kỹ thuật cần thiết để đưa phần thân vỏ xe về hình dáng ban đầu.
Bước 3: Tiến hành sơn chống gỉ
Sau khi đã loại bỏ được hết lớp sơn cũ, trầy xước, gỉ sét của thân vỏ. Thợ sơn sẽ tiến hành phun trực tiếp một lớp sơn chống gỉ. Lớp sơn này có tác dụng chống ẩm, ngăn rỉ sét ăn sâu thân vỏ từ bên trong. Khi lớp sơn này khô lại, thân vỏ xe sẽ được bọc lớp giấy nhám để mài xám mặt sơn để tăng độ bám dính cho lớp sơn lót tiếp theo.
Bước 4: Phủ bả matit
Đối với trương hợp xe bị móp vỏ sẽ được xử lý bằng cách đắp một lớp bả matit để lấp đầy và tạo form xe chuẩn.
Quy trình phủ bả matit lên vỏ xe bị móp ô tô sẽ gồm các bước sau:
Bước 5: Sơn lót
Phủ lớp sơn lót có tác dụng giúp lớp sơn chính lên màu chuẩn xác, sáng bóng như mới. Sau khi phun xong, lớp lót sẽ được sấy khô, dùng máy chuyên dụng để đánh nhám giúp tăng độ kết dính cho sơn chính.
Bước 6: Tiến hành sơn màu
Bước 7: Sơn bóng
Công đoạn này thực hiện tương tự với phương pháp phun, sấy như sơn màu.
Bước 8: Đánh bóng, kiểm tra và bàn giao
Lớp đánh bóng sau khi khô sẽ được đánh bóng để tạo độ sáng cho lớp sơn xe. Ở công đoạn này, thợ sơn sẽ dùng các dụng cụ chuyên ngành để kiểm tra độ dày của lớp sơn đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Nguồn bài viết: Sưu tầm